Một chiều cuối thu 2018, chúng tôi tìm về vùng đất ven sông Cầu của huyện Yên Phong- thôn Vọng Nguyệt xã Tam Giang, nơi vùng đất nông nghiệp lúa vàng trải dài trên những cánh đồng và xa xa là khu công nghiệp nhà máy của Sam Sung luôn nhộn nhịp và tấp nập.
Qua con đường làng trải nhựa, sau đó là đường bê tong tìm đến ngôi nhà của một cụ lương y nổi tiếng trên đất Kinh Bắc- Cố lương y Ngô Quý Nhân. Cụ là người trong gia đình dòng họ 8 đời làm thuốc nổi tiếng trong vùng. Mặc dù cụ đã xa khuất cách đây 10 năm, nhưng ngôi nhà vẫn nhộn nhịp người ra vào của những bện nhân đến khám bệnh lấy thuốc. Ngôi nhà này hiện chỉ có con gái cụ hang ngày vẫn đến khám bệnh và bốc thuốc. Ngôi nhà 2 tầng rất rộng. Tầng trên là nơi thờ tự cụ Ngô Quý Nhân. Tại nơi thờ có treo bài thơ của cụ răn dạy con cháu:
DẶN
Ký quy sinh tử lúc đi xa
Có phúc là nhà con vượt cha
Lao động, học hành noi giống họ
Đức, Tâm, Đạo thuật nối dòng nhà
Nhịn nhường khiêm tốn, trong ngoài thuận
Đoàn kết, đấu tranh, trên dưới hòa
Non thái, nước nguồn ơn tổ ấm
Con là ta, bố mẹ là ta
Tại nơi thờ thờ tự còn treo một khung chữ nho, bà cho biết đây là Sắc phong vua Duy Tân ban cho cụ cố lương y Ngô Kim Đặc là cụ đời thứ 3 của dòng họ làm thuốc. Cụ rất giỏi về y lý và y thuật đã chữa khỏi bệnh cho quan khâm sai.
Hiện ngôi nhà này chỉ có con gái của cụ hang ngày đến trông nom và bốc thuốc chữa bệnh. Còn các con cái của cụ đều đi làm và sinh sống ở thành phố, thứ 7 Chủ nhật mới về tụ họp. Theo giới thiệu của con gái cụ còn có Từ đường thờ tự các đời của dòng họ. Theo bước chân của bà chúng tôi đến Từ đường, đi sâu một chút vào trong làng. Đây là căn nhà cổ 5 gian và bên sườn là căn nhà 2 tầng đang sửa chữa còn rất bề bộn. Ngôi nhà 5 gian cổ kính như những ngôi nhà cổ xưa theo kiến trúc nhà Đồng bằng Bắc bộ.
Chính gian giữa là ban thờ là thờ cụ tổ, sau đến là các cụ qua các đời. Ngôi nhà vẫn còn lại tủ thuốc gỗ, bộ trường kỷ cổ đã bạc màu theo thời gian. Ngôi nhà này hiện là nơi thờ tự của dòng họ. Nhà bên sườn hiện đang được sửa chữa nâng cấp lên 2 tầng. Tầng trên là mái gỗ gụ cầu kỳ, tầng dưới là nơi để sinh hoạt tiếp khách. Các ngày giỗ, ngày tết, ngày lễ con cháu dòng họ từ mọi miền về tề tựu đông đủ.
Lương y Ngô Quý Nhân sinh năm 1935, là con cả của cụ Ngô Văn Thạch, đời thứ 4. Từ nhỏ cụ đã được bố dạy bảo theo nghề thuốc, năm 14 tuổi đã thành thạo việc bào chế sao tẩm thuốc, năm 16 tuổi đã hành nghề làm thuốc chữa bệnh tại thôn Hương câu, xã Hương lâm, huyện Hiệp hoà, tỉnh Bắc giang. Năm 1953 vào bộ đội tham gia kháng chiến chống pháp, năm 1954 bị thương, được giải ngũ về quê tiếp tục hành nghề làm thuốc. Năm 1964 tham gia vào hội Đông y Việt nam. Năm 1976 dự thi và trúng tuyển vào học khoá đào tạo lí luận Y học cổ truyền tại Viện nghiên cứu đông y trung ương, tốt nghiệp về nhận công tác tại bệnh viện đa khoa Bắc ninh. Năm 1982 được chuyển về công tác tại bệnh viên đa khoa Yên phong cho đến khi nghỉ hưu. Trong quá trình công tác đã từng được bầu vào ban Thường vụ tỉnh hội y học cổ truyền tỉnh Hà bắc, ban chấp hành tỉnh hội Châm cứu tỉnh Bắc ninh. Khi chữa bệnh cụ vận dụng linh hoạt các lý luận đã được học vào thực tế. Đặc biệt là đợt chống dịch sốt xuất huyết ở xã Tân Chi huyện Tiên Du, tỉnh Hà Bắc năm 1980: dùng toàn cây cỏ Nam dược có tại vườn của trạm y tế cũng như các mảnh vườn của dân, cụ cùng đoàn chống dịch của sở y tế Hà Bắc đã đẩy lui dịch sốt xuất huyết trong thời gian chưa đầy một tháng.Thành tích chữa bệnh của cụ khẳng định đường lối: KẾ THỪA PHÁT HUY NỀN Y HỌC CỔ TRUYỀN DÂN TỘC của Đảng là đúng đắn.Với kinh nghiệm từ đợt chống dịch tại xã Tân Chi, năm 1983 cụ lại cùng với nhân dân xã Hàm Sơn ( nay là Thị trấn Chờ) huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc trong thời gian ngắn đã xóa sổ dịch xuất huyết xuất hiện tại đây.Cụ là thầy thuốc Đông y luôn biết khai thác thế mạnh của thuốc YHCT: cụ khuyên bảo học trò và con cháu nên đi sâu vào các chứng bệnh mà Tây y chưa chữa khỏi hoặc chữa khó khăn, kết hợp Đông y và Tây y thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao, rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh. Cụ mất năm…
Trong gia đình cụ là một tấm gương sáng về học tập, học không ngừng, học mọi lúc mọi nơi, khiêm tốn tiếp thu kinh nghiệm chữa bệnh của các thày thuốc không kể tuổi tác trình độ. Thường xuyên viết bài trao đổi với đồng nghiệp trên các tạp chí chuyên ngành.
Các bài viết đã xuất bản:
– Chữa bệnh và dịch sốt xuất huyết- Tạp chí YHCTDT số 200( T10/1986)
– Kinh nghiệm chữa bệnh trúng phong của khoa YHCT bệnh viện Yên phong- Tạp chí YHCTDT số 219( T5/1989)
– Áp dụng cổ phương chữa các chủ chứng của thiếu dương- Tạp chí YHCTDT số 248( T4/1994)
Báo cáo khoa học:
– Điều trị viêm tắc động mạch chi bằng thuốc YHCT- B/c khoa học tại hội thảo khoa học về kết hợp giữa Y học dân tộc và Y học hiện đại, do sở Y tế Hà bắc tổ chức tháng 10/1994 – Bắc Giang.
– Quế phụ là sở trường điều trị bệnh Đầu ôn túc lãnh- B/c áp dụng khoa học kỷ niệm 40 năm ngày thành lập hội YHCT Việt Nam, tháng 10/1997- Hà Nội
Cụ là người thày truyền dạy kiến thức YHCT cho nhiều thày thuốc trong vùng Kinh Bắc. Nhờ có sự truyền dạy của cụ mà các con cụ mặc dù không theo nghề của cụ nhưng tất cả đều biết những kiến thức cơ bản của y lý YHCT
Thành tích đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi nhận:
– Ngày 5 tháng 6 năm 2003 được Bộ y tế tặng huy chương VÌ SỨC KHỎE NHÂN DÂN.