Hoàn đại tràng ĐT 06 đã được nghiên cứu và ứng dụng cho đến nay đã được tròn 15 năm. Qua 15 năm ứng dụng đã khẳng định hiệu quả chữa bệnh của loại chế phẩm nay. Nhân dịp 15 năm sản phẩm này ra đời. Sau khi được sự đồng ý của tác giả, Ban biên tập website: http//dongybacnin.vn cho đăng tải tóm tắt nội dung nghiên cứu đề tài: Đánh giá tác dụng Hoàn đại tràng ĐT 06 điều trị Hội chứng ruột kích thích để cho những ai quan tâm tìm đọc, tham khảo và đóng góp ý kiến.
Phần thứ 1. Đặt vấn đề:
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT ) là 1 bệnh phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về bệnh này tỷ lệ mắc bệnh từ 5-20% dân số. Tuỳ theo các nghiên cứu tỷ lệ nữ gấp 2 lần nam giới. ở Việt Nam theo nhóm tác giả Hà Văn Ngạc, Lê Sỹ Lịch nghiên cứu tỷ lệ mắc HCRKT là 17,3%.
HCRKT với những tên gọi khác nhau: Rối loạn chức năng đại tràng, Hội chứng đại tràng có thắt.
HCRKT không nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Việc điều trị HCRKT các tác giả thấy rằng: Không có loại thuốc nào duy nhất điều trị khỏi ruột bị kích thích, không có phác đồ nào cụ thể điều trị cho tất cả bệnh nhân bị ruột kích thích cần điều trị theo triệu chứng đặc trưng cho từng đợt là hợp lý và có lợi nhất. Thuốc tân dược có hiệu quả song còn có nhiều tác dụng không mong muốn.
HCRKT thuộc chứng tiết tả hoặc táo kết của y học cổ truyền (YHCT). Các chứng này đã được mô tả rất kỹ trong các sách của YHCT với các thể bệnh và các phương pháp điều trị.
Bệnh viện YHCT Bắc Ninh hàng năm tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân chẩn đoán là HCRKT và dùng thuốc thuốc sắc uống cho kết quả tốt song để đánh giá hiệu quả tác dụng của thuốc thì chưa có nghiên cứu nào đánh giá được tác dụng của thuốc. Mặt khác khi sử dụng thuốc sắc uống nhiều khi cũng bất tiện cho bệnh nhân. Vì vậy chúng tôi đề nghị được nghiên cứu áp dụng công thức Hoàn ĐT 06 điều trị HCRKT dưới dạng viên thuốc hoàn nhằm Mục tiêu :
- Đánh giá hiệu quả tác dụng lâm sàng của bài thuốc Bài thuốc Hoàn ĐT 06 điều trị hội chứng ruột kích thích.
- So sánh với kết quả của một số nghiên cứu trong nước.
Phần thứ 2: Tổng quan tài liệu
a/ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
HCRKT được Thompson W.G, 1990 nên như sau: Các rối loạn chức năng của ruột tái đi tái lại nhiều lần mà không tìm thấy tổn thương về giải phẫu, tổ chức học, sinh hoá gọi là HCRKT.
Theo tác giả Nguyễn Thị Nhuần Bệnh viện YHCT Trung Ương báo cáo điều trị 60 trường hợp HCRKT bằng bài thuốc Bình vị tan cho kết quả Tốt là 50 %, Khá là 43,3 %.
B/ Y học hiện đại
- Chức năng sinh lý đại tràng
- Chức năng nhu động co bóp
– Co bóp theo nhu động. Theo tuần tự từ trên xuống dưới, sự co bóp phụ thuộc vào:
+ Chất lượng thức ăn: đạm-đường, xenlulose.
+ Phụ thuộc yếu tố thần kinh và thể dịch.
+ Đại tràng phải nhu động yếu, càng sang trái nhu động mạnh lên, khi đầy phân càng mạnh để tống phân xuống trực tràng.
+ Ban đêm nhu động ruột gần nhu mất, lúc tỉnh dậy thì lại tái phát nhu động.
– Co bóp từng đoạn: Xẩy ra chậm, không đều đó là sự co thắt giúp cho phân lưu lại trong đại tràng để tiêu hoá và hấp thu nước.
2– Chức năng bài tiết:
– Bicarbonat 230 mEg/ ngày.
– Kali 8-15 mEg/ngày. Đậm độ > 1,5 mEg/lít thì hấp thu, nhỏ hơn 1,5 thì bài tiết
3- Chức năng hấp thu:
– Nước: ruột nhận 1,5 – 5 lít/ngày, 90% hấp thu ở đại tràng phải và đại tràng ngang.
– Muối mật ở gan thải xuống, đại tràng giữ vai trò quan trọng trong hấp thu nước, điện giải. Nếu lượng không hấp thu, thải qua đại tràng nhiều gây ỉa chảy do mật.
4- Tiêu hoá ở đại tràng
– Thức ăn chưa tiêu hết ở ruột non khi qua đại tràng thì được tiêu hoá nốt ở đại tràng nhờ hệ vi khuẩn lên men và thối rữa tạo nên hơi nhất là NH3 = 2-3 mEg/100mg.
Lượng phân trung bình 150-300g/ngày phân khô chiếm 17,9%. PH = 6,8-7
II/ Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích (HCRKT)
1.Triệu chứng lâm sàng:
Các triệu chứng của HCRKT rất thay đổi, khác nhau ở mỗi người bệnh và có thể diễn biến theo thời gian.
– Rối loạn đại tiện: Thay đổi số lần đại tiện, phân lỏng, táo bón xem kẽ bình thường, bị tái đi tái lại nhiều lần.
– Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng, bớt khi trung tiện, tăng lên khi táo bón.
– Bụng căng, chứơng hơi, bụng mềm không có dấu hiệu gì đặc biệt khi thăm khám.
– Cảm gíac đau khó chịu ở bụng giảm đi sau đại tiện, đau âm ỉ không vị trí nào rõ rệt, có lúc đau dữ dột rồi lại trở về bình thường.
– Phân có thể có nhầy.
– Bệnh nhân diễn biến nhiều năm nhưng tình trạng sức khẻo toàn thân không thay đổi.
– Có thể có các triệu chứng ngoài tiêu hoá: nhức đầu, đau đầu, mệt mỏi. Khó ngủ, lo lắng, suy sụp tinh thần.
2- Xét nghiệm cận lâm sàng:
– Xét nghiệm máu: Hồng cầu-bạch cầu- huyết sắc tố bình thường.
– Xét nghiệm phân: Không có máu, không có vi khuẩn gây bệnh.
– Chụp X quang đại tràng: Không tìm thấy hình ảnh tổn thương hoặc cấu trúc bình thường ở đại tràng. Thường có hình ảnh rối loạn nhu động co bóp ở đại tràng (hình chồng đĩa, hình thẳng duỗn).
– Soi trực tràng: Niêm mạc hồng bóng, có thể có xung huyết nhẹ, tăng huyết nhầy, tăng co thắt hoặc giảm nhu động.
– Sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học thấy niêm mạc bình thường.
Trước đây để chẩn đoán bệnh ruột kích thích thường phải chẩn đoán loại trừ các nguyên nhân gây tổn thương niên mạc đại tràng như: viêm loét, polip, ung thư…Năm1978 Manning A.P đã nghiên cứu bệnh ruột kích thích, đứng trước một bệnh nhân vơí các triệu chứng rối loạn phân, chướng bụng đầy hơi, đau bụng tái đi tái lại nhiều năm mà tình trạng toàn thân không giảm sút, sinh hoạt vẫn bình thường, các triệu chứng lâm sàng thể hiện sự rối loạn chức năng ruột thì được chẩn đoán là bệnh ruột kích thích.
Hiện nay các nước áp dụng rộng rãi tiêu chuẩn của Rome II (1999) gồm các triệu chứng:
– Đau bụng kèm theo:
+ Bớt đi sau đại tiện.
+ Kết hợp thay đổi hình dạng phân.
+ Kết hợp với thay đổi số lần đi ngoài.
– Những triệu chứng có thể giúp cho chẩn đoán .
+ Số lần đi đại tiện không bình thường ( > 3 lần trong ngày hoặc ít hơn 3 lân trong tuần ).
+ Phân không bình thường (nhão, lỏng hoặc cứng).
– Lúc đại tiện không bình thường ( phải rặn, phải chạy vội vào toilet, hoặc có cảm giác đi chưa hết phân ).
+Phân có nhầy mũi.
+ Bụng chướng hơi hoặc có cảm giác nặng bụng.
Trong 5 triệu chứng nói trên, nếu có một hoặc nhiều triệu chứng thường xuyên xẩy ra trong đợt đau bụng, chiếm đến 1/4 thời gian của đợt, giúp cho thầy thuốc tin rằng ruột là nguồn gốc cuả đau bụng.
Một phân loại khác của Mỹ chia hội chứng ruột kích thích theo sự nổi trội của rối loạn vận chuyển của phân.
ỉa lỏng, táo bón hoặc táo lỏng xen kẽ, phân loại này dựa trên hướng điều trị theo triệu chứng.
- Chẩn đoán phân biệt
– Viêm loét đại, trục tràng chảy máu, rối loạn phân có nhiều nhày mũi và máu – Soi đại trực tràng (+).
– Viêm đặc hiệu ở ruột: Đau bụng ỉa lỏng, phân nhầy máu, tổn thương đặc hiệu (u, hẹp, loét).
– U, ung thư đại tràng.
III/ Điều trị:
- Chế độ ăn uống quan trọng nhất, đặc biệt trong đợt đang có đau bụng.
ăn kiêng những thức ăn không thích hợp như: Sữa, tôm, cua, cá, tránh dùng các chất thức ăn sinh nhiều hơi, các chất kích thích: rượu, cà phê…
2- Luyện tập, luyện tập đi ngoài ngày 1 lần vào buổi sáng.
Massage bụng buổi sáng để gây cảm giác buồn đi ngoài.
- Điều trị triệu chứng.
- Chống đau chống co thắt.
- Nospour, Trimebutin(Debridat), Mebeverin(Duspatalin)
- Chống táo bón: Forlax, Sorbitol, Microlax
- Cầm ỉa chảy:Actapulgite hoặc Smecta ,Imodium
- Dùng thuốc an thần kinh. Thay đổi môi trường sống. Tâm lý liệu pháp
c- y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền HCRKT thuộc phạm trù chứng tiết tả, lỵ tật, táo kết của y học cô truyền. Bệnh chủ yếu xẩy ra ở các tạng tỳ vị, can thận tiểu trường, đại trường. Bệnh có biểu hiện của thực chứng hư chứng và hư thực lẫn lộn.
1.Một vài nét về cơ sở sinh lý, bệnh lý
Theo quan niệm của y học cổ truyền, vị có chức năng thu nạp thức ăn uống nên được gọi là bể của thức ăn. Khí của vị tiêu hoá thức ăn rồi đẩy xuống tiểu trường, các chất tinh vi của thức ăn được tỳ vận hoá đi nuôi dưỡng cơ thê, vì vậy tỳ vị là nơi thu nạp thức ăn, tiêu hoá chúng, vận hoá các chất dinh dưỡng và được gọi là”gốc của hậu thiên”. Trong lâm sàng khí của tỳ vị rất được coi trọng. Nhờ có tác dụng của tỳ vị mà việc tiêu hoá, hấp thu, phân bổ chất dinh dưỡng mới được hoàn thành. Nếu vị không thu nạp, làm nát và tiêu được thức ăn thì sẽ ảnh hưởng đến sự vận hoá thức ăn của tỳ. Nếu tỳ vận hoá kèm theo sẽ ảnh hưởng tới sự thu nạp, tiêu hoá thức ăn của vị. Trên lâm sàng chứng tỳ vị thường cùng xuất hiện như ăn kém, ăn xong thấy nặng, chướng bụng, rối loạn tiêu hoá. Thức ăn sau khi được tiêu hoá, nghiền nát ở vị sẽ xuống tiểu trường, ở đây thức ăn được tỳ vị phân thành thanh trọc, chất thanh được tiểu trường hấp thu, chuyển qua tỳ để vận hoá, chất trọc không được hấp thu sẽ xuống đại trường. Nếu chức năng phân thanh trọc bị rối loạn thì cả chất thanh, trọc đều xuống đại trường gây ỉa lỏng, phân nhiều nước.
Đại trường có chức năng thu nạp chất từ tiểu trường đẩy xuống và hấp thu lại nước, chất thừa là cặn bã thành phần và tống phân ra ngoài. Nếu đại trường có bệnh thì việc hấp thu lại nước ở cặn bã và việc tống phân ra ngoài sẽ bị rối loạn. Trên lâm sàng nếu có hư hàn thì đại tiện lỏng dễ đi. Nếu có thực nhiệt thì đại tiện táo, khó. Đại tràng thực hiện được chức năng tống phân ra ngoài và nhờ ảnh hưởng của thận khí. Nếu thận dương hư, mệnh môn hoả suy sẽ không ôn ấm được tỳ dương, gây nên ỉa chảy hoặc khó đi ngoài. Ngoài ra tạng can và tỳ cũng có quan hệ mật thiết với nhau. Sự thăng giáng của tỳ vị có liên quan tới sự sơ tiết của can. Nếu can tỳ bất hoà sẽ gây ỉa chảy, chướng bụng, ngực sường đầy tức…
Như vậy các tạng phủ tỳ, vị, can, thận tiêu trường, đại trường có liên quan chính đến chức năng tiêu hoá của cơ thể. Giữa các tạng phủ có mối liên hệ qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trên lâm sàng thường có biểu hiện triệu chứng bệnh lý phối hợp.
Kế tục những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta để lại, trong điều trị chứng tiết tả có nhiều bài thuốc cổ phương, nghiệm phương đạt kết quả cao . Đã có nhiều công trình nghiện cứu đánh giá tác dụng của các bài Tứ thần hoàn, Phụ tử lý trung thang, Bình vị tan… trong điều trị chứng tiết tả.
- Tổng quan về các vị thuốc trong Hoàn Đại tràng ĐT 06 .
Bài thuốc Hoàn ĐT 06 gồm có các vị thuốc có tác dụng kiện tỳ táo thấp, công bổ kiêm trị (có phụ lục kèm theo) .Trên lâm sàng bài thuốc này áp dụng điều trị các chứng tỳ vị hư yếu, khả năng kiện vận kém lại bị thấp trở ở trung tiêu gây nên bụng đầy chướng, hay sôi bụng, có khi đau bụng, ợ hơi, đại tiện lỏng nát hoặc táo bón, miệng nhạt rêu trắng nhớt.
Phần thứ 3. đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
- Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:
– Tuổi từ 16 trở lên, không phân biệt nam, nữ, nghề nghiệp. Được nhập viện vào điều trị nội trú từ tháng 1/2007 tại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Ninh.
– Thời gian mắc bệnh > 2 năm, không kèm các theo các bệnh mãn tính của dạ dày, đường mật.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán của Y học hiện đại:
* Triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng cơ năng:
– Rối loạn phân (3 hình thái: lỏng, nát hoặc táo bón, hoặc táo lỏng luân phiên giữa hai đợt bình thường)
– Chướng bụng đầy hơi, kèm theo sôi bụng.
– Đau bụng từ mức độ nặng đến nhẹ.
Những triệu chứng trên xảy ra từng đợt, nhiều lần trong năm, vẫn đảm bảo sinh hoạt bình thường.
Triệu chứng thực thể:
– ấn dọc khung đại tràng đau hoặc sờ thấy thừng đại tràng, xoa bóp thì hết.
* Cậm lâm sàng:
– Xét nghiệm máu, phân bình thường.
– Soi trực tràng: niêm mạc bình thường hoặc sung huyết nhẹ và tiết nhầy không có xước, không chảy máu.
– XQ đại tràng: Chụp khung đại tràng có baris, đại tràng có hình chồng đĩa, hoặc hình ống, không có u, không có loét.
- 3. Tiêu chuẩn chẩn đoán của y học cổ truyền:
* Thể thấp uất đại tràng:
– Đau bụng từng cơn, đại tiện có phân sống, sôi bụng, có cảm giác khó chịu sau khi đi ngoài, phân có nhầy mũi người mệt, sợ ăn, rêu lưỡi trắng dầy.
* Thể can vị bất hoà ( Can khắc tỳ, can khí phạm vị )
– Đau bụng lan ra 2 bên mạng sườn, chướng hơi, đại tiện lúc táo lúc lỏng, đặc biệt khi căng thẳng thì dễ bị đi ngoài lỏng, phân có mũi nhầy mũi, hay cáu gắt, ngủ ít, chất lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền.
* Thể tỳ dương hư:
– Đau bụng âm ỉ có cảm giác chướng bụng, sôi bụng, chườm nóng đỡ đau người mệt mỏi, ăn kém, mệt mỏi, đau lưng, ù tai, có khi di tinh, mạch trầm tế, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu.
- Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân không nhận vào diện nghiên cứu: Những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn trên.
Bệnh nhân bị viêm loét đại, trực tràng.
Khối u hoặc K đại trực tràng.
- Chất liệu nghiên cứu.
Bài thuốc Hoàn ĐT 06gồm có 13 vị thuốc .
Đẳng sâm 16 g Mộc hương 6 g
Bạch truật 12 g Cam thảo 4 g
Trần bì 8 g Xuyên Hoàng liên 8 g
Sa nhân 4 g Thần khúc 12 g
Bạch linh 16 g Sơn tra 12 g
Hoài sơn 16 g Nhục đậu khấu 12 g
Hậu phác 12 g
Tá dược vừa đủ 150 gam
– Dạng bào chế: viên thuốc hoàn 0,5 gam, đóng gói 20g
- Phương pháp nghiên cứu:
– Nghiên cứu mở, ngẫu nhiên, đánh giá trước và sau điều trị.
– Đề tài được thực hiện tại khoa Ngoại Bệnh viện Y học cổ truyền Bắc Ninh.
– 50 bệnh nhân được uống Kiện tỳ hoàn .
– Liều lượng: Ngày uống 1gói chia làm 3 lần, sáng, chiều, tối , uống sau bữa ăn 30 phút. Uống liên tục trong 20 ngày.
*Chỉ tiêu theo dõi lâm sàng:
Được nhận xét hàng ngày theo nội dung phiếu theo dõi.
- Đau bụng: có – không
Tính chất đau: âm ỉ, cơn, âm ỉ + cơn , đau liên tục hay thỉnh thoảng đau.
– Đau bụng kèm theo chướng bụng đầy hơi, sôi bụng.
– Rối loạn phân: lỏng nát, hoặc táo bón, hoặc táo lỏng luân phiên.
– Số lần đại tiện trong 1 ngày và trong 1 tuần.
– Trạng thái thần kinh: dễ cáu gắt, dễ xúc động hay hồi hộp.
– ảnh hưởng của thức ăn, tình trạng ăn ngủ.
Đánh giá các triệu chứng trên theo thang điểm với các triệu chứng thường gặp của Hội chứng ruột kích thích
Bảng thang điểm trước và sau điều trị
Triệu chứng | Điểm |
– Đau bụng liên tục
– Đau bụng từng lúc, không liên tục – Không đau bụng |
2
1 0 |
Rối loạn phân có 1 trong 3 hình thái sau:
– Đại tiện lỏng, nát – Đại tiện táo bón – Đại tiện táo lỏng luân phiên – Không có rối loạn phân |
2 2 2 0 |
– Chướng bụng
– Không chướng bụng – Đầy hơi, sôi bụng – Không đầy bụng, không sôi bụng |
1
0 1 0 |
Nếu có thêm các triệu chứng sau:
– Chán ăn – Dễ xúc động, dễ cáu gắt, ít ngủ |
1 |
Thang điểm đánh giá mức độ nặng nhẹ của bệnh trước và sau điều trị
– Hội chứng ruột kích thích nhẹ: 1-2 điểm
– Hội chứng ruột kích thích trung bình: 3-5 điểm
– Hội chứng ruột kích thích nặng: 6-7 điểm
Đánh giá bằng mức độ tiến triển của các triệu chứng lâm sàng so sánh trước và sau điều trị chúng tôi dựa trên thang điểm sau:
– Tốt: từ 1-7 điểm giảm xuống còn 0-1 điểm, hoặc giảm 80-90% điểm triệu chứng.
– Khá: từ 2-7 điểm giảm xuống còn 1-4 điểm, hoặc giảm > 50% điểm.
– Trung bình: 4-7 điểm giảm xuống còn 3-5 điểm, hoặc giảm < 50% điểm .
– Kém: 1-7 điểm giữ nguyên không giảm.
Phần thứ 4 : Kết quả nghiên cứu.
(Số liệu được tổng hợp và đánh giá trên 30 bệnh nhân)
Bảng 1. Bảng tổng hợp.
Thời gian mắc bệnh | Giới | Cộng | Độ tuổi | Tổng cộng | |||
Nam | Nữ | 16- 40 | 41 – 60 | > 60 | |||
<1 năm | 5 | 4 | 9 | 2 | 4 | 1 | 7 |
1- 5 năm | 8 | 7 | 15 | 4 | 10 | 3 | 17 |
>5 năm | 4 | 2 | 6 | 2 | 3 | 1 | 6 |
Tổng cộng | 17 | 13 | 30 | 8 | 17 | 5 | 30 |
Nhận xét: số bị bệnh đến điều trị nam (56%) nhiều hơn nữ (44%).
Độ tuổi mắc đều ở người lớn, tỷ lệ ở người trung niên nhiều hơn (27%)
Bảng 2. Tổng hợp bệnh nhân vào điều trị theo thang điểm
Kết quả | Số lượng
n = 30 |
Tỷ lệ |
Hội chứng ruột kích thích nhẹ
1- 2 điểm |
9 | 30 % |
Hội chứng ruột kích thích trung bình
3- 5 điểm |
16 | 53,3% |
Hội chứng ruột kích thích nặng
6 đến 7 điểm |
5 | 16,7% |
Trong 30 bệnh nhân vào điều trị theo thang điểm có đến 70% số đó HCRKT ở mức trung bình và nặng, mức độ nhẹ chỉ có 30 %.
Bảng 3. So sánh số lần đi đại tiện trước và sau điều trị.
Số lần đại tiện | Trước điều trị | Sau điều trị | ||
Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | |
Đại tiện ngày 1lần | 8 | 26,7% | 27 | 90,0% |
Đại tiện ngày 2 lần | 10 | 33,3% | 2 | 6,7% |
Đại tiện ngày 3 lần trở lên | 7 | 23,3% | 0 | 0% |
Đại tiện tuần không quá 2 lần | 4 | 13,3% | 1 | 3,3% |
Tổng cộng | 30 | 100% | 30 | 100% |
– Số lần đại tiện ngày 2 lần chiếm 33,3%, 3 lần chiếm 23,3% sau khi điều trị, sau điều trị cả 2 loại này giảm chỉ còn 6,7%.
Bảng 4. Kết quả với thể bệnh của Y học cổ truyền
Kết quả
Thể bệnh |
Tốt | Khá | Trung bình | Kém | Tổng cộng |
Tỉ lệ |
||||
n | % | n | % | n | % | n | % | |||
Thực chứng(Thấp uất trường,can khí phạm vị) | 6 | 20% | 2 | 6,7% | 1 | 3,3% | 0 | 0% | 9 | 30% |
Hư chứng(Thể tỳ dương hư, tỳ thận dương hư) | 13 | 43,3% | 5 | 16,7% | 2 | 6,7% | 1 | 3,3% | 21 | 70% |
Tổng cộng | 19 | 63,3% | 7 | 23,3% | 3 | 10% | 1 | 3,3% | 30 | 100% |
Trong HCRKT phân theo thể bệnh của YHCT thì tỷ lệ hư chứng (30%) nhiều hơn thực chứng (70%). Sau điều trị loại tốt và khá cho kết quả cao (88%)
Bảng 5. Kết quả điều trị theo thang điểm
Kết quả | Số lượng
n = 30 |
Tỷ lệ |
Tôt (từ 1- 7 điểm giảm còn 0- 1 điểm) | 19 | 63,4% |
Khá (Từ 2- 7 điểm giảm còn 1- 4 điểm) | 9 | 30% |
Trung bình (Từ 4- 7 điểm giảm còn 3- 5 điểm) | 1 | 3,3% |
Kém (Từ 1- 7 điểm giữ nguyên không giảm) | 1 | 3,3% |
Theo thang điểm cho thấy tỉ lệ tốt chiếm tương đối cao (63,4%) khá 30%, trung bình và kém chỉ có 6% sau điều trị.
Phần thứ 5. so sánh kết quả
Mức độ | Trong nước | Kết quả đạt được |
Tốt | 50 % | 63,4 % |
Khá | 43,3 % | 30 % |
Tổng cộng | 93,3 % | 93,4 % |
Kết luận:
Kết quả đạt được bước đầu đúng như dự kiến, đảm bảo về yêu cầu.
Dự kiến số liệu thu thập tiếp theo cũng đạt yêu cầu.
Cac vi thuốc DT 06 là các vị thuốc thảo mộc rẻ tiền dễ kiếm, tiện lợi khi sử dụng. Dự kiến kết quả tốt, phù hợp cho mọi đối tượng.
TàI LIệU THAM KHảO
- Bài giảng Y học dân tộc Tập 1, 2. Nhà xuất bản Y học
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Đỗ Tất Lợi.
- 380 Bài thuốc Đông y hiệu nghiệm.Viện Y học dân tộc Thượng Hải.
- Điều trị nội khoa Y học cổ truyền. Viện Y học dân tộc Thượng Hải.
5-Sổ tay các vị thuốc dùng trongY học dân tộc. Hà Văn Cầu. Nhà xuất bảnY học
6-Công trình nghiên cứu khoa học,Viện Y học cổ truyền Trung ương 2004.
7- Bài giảng bệnh học nội khoa – Nhà xuất bản Y học 1992
8- Tài liệu tập huấn “Kết hợp YHCT với YHHĐ điều trị bệnh lý đại tràng và hậu môn” Bệnh viện YHCT Trung Ương 2004