Tên chính là Nguyễn Thị Thiện sinh năm 1880, con một gia đình họ Nguyễn Hữu, có nghề thuốc đông y thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh “Làng quê Văn Hiên, có tiếng cần cù sáng tạo, làng nghề hiếu học, tôn sư trọng đạo”.
Thân phụ là: Nguyễn Hữu Trù, làm ruộng, lưu truyền môn thuốc tê thấp của tổ tiên.
Thân mẫu là: Lê Thị Xuân, Làm ruộng,.
Cụ xây dựng gia đình với cụ ông là Nguyễn Đình Liêm cùng quê.
Hai cụ hạ sinh được 5 người con:
- Nguyễn Đình Vấn: sinh ra Nguyễn Đình Cót, Nguyễn Đình Bồ “Cháu đích tôn Nguyễn Đình Hiệu” Nguyễn Thị Thóc, Nguyễn Đình Quảng, Nguyễn Đình Chử.
- Nguyễn Đình Tứ: Được cụ truyền nghề.
- Nguyễn Thị Ôn: “mất sớm”
- Nguyễn Thị Hòa: được cụ truyền nghề.
- Nguyễn Thị Tị: làm ruộng.
Tiếp thu nghề gia truyền, cụ học hỏi, chữa trị bệnh tê thấp cho người trong gia đình, làng xã dần dần trở thành lương y.Nhiều bệnh nhân nhiều tỉnh thành đến lưu trú trị bênh.
Trong những năm chống pháp, sau hòa bình, thập kỷ 40,50,60 Cụ đã chữa trị khỏi, đỡ cho nhiều nghìn bệnh nhân chăm sóc vật chất tình nghĩa như thể mẹ hiền, sau khi khỏi bệnh họ đến thăm hỏi tặng quà. Khi cụ qua đời nhiều bệnh nhân tới xin gia đình để được chịu tang.
Thiếu Tướng Hoàng Văn Thiện quê ở Tiền Hải “Thái Bình”. Bị liệt cả đôi chân đi chữa ở nước ngoài không đỡ về nhờ cụ, ổn định trở về đơn vị. Cảm phục sự keo sơn găn bó giữa gia đình thầy thuốc với một quân nhân là bệnh nhân tự xướng mấy vần thơ:
Nửa năm ngày tháng đã là bao
Thế mà lòng đã dạt dào tình thân
Bệnh căn đã chuyển nhiều phần
Chúc về sức khỏe dần dần như xưa
Nước non kia vẫn đương chờ
Chờ người chiến sĩ phất cờ tiên phong.
Năm 1963 Chi hội Đông y, xã Hoài Thượng được thành lập do y sỹ Lê Thế Trường trạm trưởng kiêm chi hội trưởng, nhiều môn thuốc gia truyền trong xã đã được các cụ lương y cao tuổi, thế hệ con cháu phục vụ nhân dân tại trạm. Môn thuốc tê thấp, xoa bóp cụ Cót được 2 con là Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Thị Hòa đảm nhiệm sau chuyển giao cụ Nguyễn Hữu Mỵ, Nguyễn Đình Toàn là cháu cụ Lê Đình Ngữ trong thôn thừa kế.
Hiện nay các ông Nguyễn Đình Hiệu, Lê Đình Nhưng, Đỗ Trọng Huệ kế thừa.
Lương y Nguyễn Đình Toàn, Lê Đình Nhưng được trung ương hội tặng kỷ niệm chương.
Lương y Lê Đình Nhưng được Sở y tế Hà Bắc cấp giấy chứng chỉ, cấp giấy phép hành nghề năm 1995. Lương y Lê Đình Nhưng sau nhiều năm học hỏi, sư tầm nhiều bài thuốc quý, vận dụng giữa y học dân tộc cổ truyền với y học hiện đại chữa thành công các bệnh:
– Cứng khớp, chệch khớp xương, cao trị ung nhọt,
– Đau đầu kéo dài, mẩn ngứa kéo dài, ho kéo dài.
– Đau dạ dày, đại tràng, tê thấp suy nhược thần kinh.
Quý IV năm 2018 từ kinh nghiệm của bản thân , kết quả điều trị đã gửi đề tài: pháp đồ điều trị bệnh liệt nửa người do hội chứng co thắt, tai biến mạch máu não, phối hợp dùng thuốc nam, chườm, xoa bóp,day bấm huyệt, hướng dẫn tập luyện “do trung ương hội, tỉnh hội thẩm định”.
Sau khi đề tài được phê duyệt, nguyện vọng của lương y được chuyển tải, phổ biến rộng trên truyền thanh đại chúng.