ĐIỀU TRỊ
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Bs Nguyễn Văn Lâm
Rối loạn giấc ngủ là tình trạng thay đổi cả về thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Người bệnh có thể ngủ ít, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
Tuy nhiên, đa số rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là ngủ ít, mất ngủ. Người bệnh có thể lâm vào tình trạng khó vào giấc, hay tỉnh giấc, ngủ không sâu, hay mê… và do đó thường có cảm giác mệt mỏi, uể oải, ngủ gà vào ban ngày. Rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giấc ngủ bình thường có ba phần chính:
– Giấc ngủ yên tĩnh: được chia thành bốn giai đoạn, càng về những giai đonạ sau, giấc ngủ càng sâu. Giấc ngủ yên tĩnh còn được gọi là giấc ngủ sâu.
– Giấc ngủ nhanh hay còn gọi là giấc ngủ REM (Rapid Eye Movement). Giấc ngủ này xảy ra khi mắt đã nhắm, có cảm giác chìm vào giấc ngủ nhưng não còn tỉnh táo, đồng tử hoạt động nhanh. Hầu hết các giấc mơ xảy ra ở giấc ngủ REM.
– Thời kỳ hoạt động ngắn trong khoảng từ 1 – 2 phút.
Trong thời gian ngủ mỗi đêm có khoảng 4 – 5 giấc ngủ yên tĩnh xen kẽ với 4 – 5 giấc ngủ REM, cứ khoảng 2 giờ thì có 1 – 2 Phút xảy ra hiện tượng hoạt động ngắn, hiện tượng này thường xảy ra nhiều hơn vào cuối giấc ngủ.
Biểu đồ dưới đây thể hiện các pha trong giấc ngủ bình thường của người trưởng thành:
Mỗi cơ thể khác nhau có nhu cầu về thời gian ngủ khác nhau. Một số người khỏe mạnh, không có cảm giác mệt mỏi vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong ngày cần ngủ từ 3 – 4 giờ/đêm; tuy nhiên, đa số cần ngủ nhiều hơn, trung binhg từ 6 – 8 giờ/đêm. Thời gian ngủ bình thường được xác lập vào những năm đầu của tuổi trưởng thành, khu con người ở giai đoạn lão hóa, thời gian ngủ được rút ngắn hơn, dưới 6 giờ/đêm.
Tình trạng mất ngủ tăng dần theo tuổi. thông thường, có khoảng 10 – 20% người trưởng thành bị mất ngủ vì nhiều nguyên nhân khac nhau, nhưng tỷ lệ này tăng đến 50% đối với người cao tuổi. Tuy nhiên tình trạng mất ngủ này chỉ xảy ra với những người già mắc một bệnh nào đó hoặc có những vấn đề về sức khỏe tâm thần.
- THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI:
- Triệu chứng
Đặc điểm mất ngủ ở người cao tuổi:
– Trằn trọc, khó vào giấc.
– Hay tỉnh giấc giữa chừng, khó quay trở lại giấc ngủ sau khi tỉnh giấc.
– Có thể rơi vào giấc ngủ một cách mệt mỏi, nhưng chỉ ngủ được khoảng 1 giờ, sau đó tỉnh giấc và không thể ngủ lại được.
– Cảm giác rất buồn ngủ nhưng khi lên giường lại không ngủ được.
– Thức giấc vào khoảng 4 giờ sáng
– Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
- Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Có nhiều yếu tố gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm: giảm hoạt động thể lực, ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, giảm ngưỡng bị đánh thức (dễ bị thức giấc hơn), thay đổi nhịp sinh học, giảm khả năng phục hồi các chức năng của cơ thể khi cơ thể bị lão hóa… Ngoài ra, các bệnh lý toàn thân như: sa sút trí tuệ, bệnh lý mạch máu não, viêm đường hô hấp, đau xương khớp, bệnh lý tim mạch… đều làm giảm chất lượng giấc ngủ. Những người nhàn rỗi, ít luyện tập thể dục thể thao hay phàn nàn rằng họ bị mất ngủ ban đêm nhưng trên thục tế, họ thường xuyên ngủ gà vào ban ngày và tổng số giờ ngủ trong ngày của họ đã đủ 8 giờ.
Có bốn nhóm nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi:
– Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: phổ biến nhất là hiện tượng ngừng thở khi ngủ; tình trạng này thường xảy ra ở nam giới béo có hiện tượng ngủ ngáy. ở những người này, đường thở bị hẹp hoặc tắc nghẽn trong khi đang ngủ. Do giảm tổng lượng Oxy tới phổi, gây cảm giác thiếu không khí nên người bệnh thường tỉnh giấc giữa chừng. Tuy nhiên, đối với những người ngủ ngáy nhưng không có hiện tượng ngừng thở khi ngủ vẫn có giấc ngủ bình thường. Ngoài ra, các hiện tượng chân tay cử đọng tự phát khi ngủ cũng gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
– Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: các bệnh gây đau (thoái hóa khớp, viêm khớp, loãng xương, đau do thiểu năng động mạch vành…), các bệnh gây tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, đái tháo đường…) hoặc gây khó thở (suy tim, viêm phế quản, hen phế quản…) thường xảy ra vào lúc nửa đêm về sáng, làm cho người bệnh bị tỉnh giấc giữa chừng và sau đó rất khó ngủ tiếp.
– Các bệnh lý tâm thần kinh: trầm cảm, hay lo âu (về uy tín, công việc xã hội, công việc gia đình, tình hình tài chinhscuar bản thân và gia đình…), sa sút trí tuệ là những bệnh thường hay gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi.
– Do thuốc; một số loại thuốc khi sử dụng có ảnh hưởng tới giấc ngủ. Ví dụ:
+ Thuốc mê, cocaine, ma túy.
+ Các thuốc có tác dụng kích thích.
+ Các thuốc lợi tiểu.
+ Một số thuốc chống suy nhược.
+ Các loại thuốc steroid.
+ Các thuốc chẹn beta giao cảm.
+ Thuốc giảm đau có chứa caffeine.
+ Một số loại thuốc ho.
Đồng thời, nếu một người đang sử dụng các thuốc gây ngủ hoặc thuốc an thần mà dừng lại đột ngột thì có thể là nguyên nhân gây mất ngủ trở lại. Ngoài ra, một số chất kích thích như: rượu, caffeine, nicotine cũng là yêu tố gây mất ngủ.
- Chẩn đoán
Theo sách “Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các bệnh rối loạn tâm thần” của Mỹ năm 1992: tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ tức thời bao gồm các triệu chứng: khó ngủ, ngủ không yên giấc hoặc khó quay lại giấc ngủ nếu bị tỉnh giấc giữa chừng.
- Phân loại
Mất ngủ thường chia thành ba loại chính:
- Mất ngủ cấp tính: thời gian mất ngủ trong vòng 4 tuần.
- Mất ngủ bán cấp: thời gian mất ngủ từ 4 tuần trở lên đến 6 tháng.
- Mất ngủ mạn tính: thời gian mất ngủ trên 6 tháng.
- Điều trị
5.1. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt.
Thầy thuốc cần tư vấn để người bệnh có thể điều chỉnh giấc ngủ của mình bằng cách thay đổi những thói quen thường ngày như:
– Thư giãn trước khi đi ngủ.
– Luyện tập cơ thể nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
– Tránh các giâc ngủ gà ban ngày. Tuy nhiên, người bệnh có thể ngủ khoảng 30 phút vào mỗi buổi trưa.
– Bữa tối chỉ nên ăn nhẹ, tránh việc ăn quá no dễ dẫn tới hiện tượng mất ngủ.
5.2. Dùng thuốc.
* Các chất benzodiazepine (nitrazepam, flurazepam, loprazolam, lormetazepam, metazepam).
– Diazepam thường được sử dụng để điều trị các trường hợp mất ngủ kết hợp với lo âu.
– Các chất benzodiazepine có tác dụng kéo dài giấc ngủ, giảm hiện tượng thức giấc giữa chừng nhưng không có tác dụng làm giảm thời gian rơi vào giấc ngủ của người bệnh.
* Các thuốc nhóm Z (zoplicone, zaleplon, zopidem):
- Điều dưỡng và dự phòng bệnh mất ngủ
Thầy thuốc cần hương dẫn người bệnh thực hiện các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện như sau:
– Ăn uống:
+ Người cao tuổi nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa không nên ăn quá no.
+ Nên dùng các thức ăn dễ tiêu như: các loại thức ăn làm từ đậu, cá, trứng, thịt gà, thịt lợn, các món rau xào qua.
+ Uống đủ lượng nước mà cơ thể cần thiết trong ngày, không nên uống nhiều nước vào buổi tối trước khi đi ngủ vì dễ gây nên hiện tượng tiểu đêm, dẫn tới mất ngủ.
– Sinh hoạt:
+ Cần tránh các giấc ngủ gà vào ban ngày. Nếu việc này xảy ra thường xuyên sẽ gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ.
+ Chỉ lên giường khi thực sự buồn ngủ, tránh việc lên giường quá sớm.
+ Luyên tập thể dục thường xuyên.
+ Hạn chế đến mức tối đa các tác động tâm lý có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của người cao tuổi
– Điều trị các bệnh toàn thân làm giảm chất lượng giấc ngủ như sa sút trí tuệ, bệnh lý mạch máu não, viêm đường hô hấp, đau xương khớp, bệnh lý tim mạch…
- THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.
1.Bệnh nguyên bệnh cơ.
Theo y học cổ truyền, mất ngủ thuộc phạm vi chứng “thất miên”. Có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ. tùy theo từng thể bệnh mà có những nguyên nhân khác nhau.
Theo “Hoàng đế Nội kinh tố vấn”: âm dương không cân bằng, ngũ tạng thất hòa, tinh khí hư tổn là nguyên nhân chủ yếu của loại bệnh này. Người già mất ngủ là do tuổi già sức suy, khí huyết hư tổn, cơ nhục khô héo, dưỡng khí không thông, khí của ngũ tạng đảo lộn, âm huyết suy yếu, dương khí quá thịnh nội phá nên ban ngày không có tinh thần, ban đêm không ngủ được; hoặc tâm âm không đủ, hư hỏa bốc lên làm cho mạch dương kiểu thịnh gây ra mất ngủ vì mạch dương kiểu chủ về ngủ.
Tuệ Tĩnh trong “Nam dược thần hiệu” cho rằng: “Mất ngủ có ba nguyên nhân là người già yếu dương khí suy hay ốm khỏi còn yếu mà không ngủ được; đàm tụ ở đởm kinh, thần không yên mà không ngủ; lại có chứng tâm kinh nóng phiền, đởm kinh hàn lạnh mà không ngủ được”.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong “Y trung quan kiện” cho rằng: “Tâm là nơi chứa thần, thống nhiếp huyết mạch; can là nơi chứa hồn, chứa huyết; tỳ là nơi chứa ý và sinh ra huyết. Phàm chứng mất ngủ là do âm hư huyết kém; thần, hồn và ý đều bị thương tổn. Cho nên về phép chữa và xử phương cũng không ngoài ba kinh tâm, can và tỳ”.
Tóm lại: nguyên nhân gây mất ngủ ở người cao tuổi bao gồm:
– Khí huyết trong cơ thể hư suy, không nuôi dưỡng được tâm.
– Lo nghĩ quá độ mà ảnh hưởng đến tâm tỳ.
– Sợ hãi, lo lắng thái quá, không dám quyết đoán khiến cho tâm đởm khí hư, thần hồn không yên gây mất ngủ.
– Thận âm hư không tiềm được dương, không chế được hỏa, gây chứng tâm thận bất giao; hoặc thận tinh hư tổn, không sinh tủy, từ đó không nuôi dưỡng được, não, làm cho não tủy thất dưỡng mà gây chứng mất ngủ.
– Ăn uống không điều độ gây thực tích sinh đờm thấp ủng trệ, làm vị bát hòa, dẫn đến mất ngủ.
Vì vậy, việc điều trị chủ yếu quan tâm đến các tạng phủ tâm, tỳ, thận, đởm.
- Phân thể lâm sàng và điều trị
Căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mất ngủ theo y học cổ truyền, có thể chia thành năm thể bệnh sau:
2.1. Thể tâm huyết hư.
2.1.1. Chứng hậu
– Mất ngủ
– Hồi hộp, trống ngực, ngũ tâm phiền nhiệt
– Hoa mắt chóng mặt
– Hay quên
– Miệng khát
– Chất lưỡi đỏ, ít rêu
– Mạch tế sác.
2.1.2. Pháp điều trị: dưỡng tâm, an thần.
2.1.3. Phương dược
– Cổ Phương: Thiên vương bổ tâm đan.
Nhân sâm
Huyền sâm Đan sâm Bạch linh Ngũ vị tử Viễn chí Cát cánh |
10g
10g 15g 10g 12g 08g 10g |
Đương quy
Thiên môn Mạch môn Bá tử nhân Táo nhân Sinh địa |
15g
15g 15g 15g 15g 10g |
Các vị thuốc tán bột mịn, làm viên hoàn bằng hạt ngô, lấy thần sa làm áo, uống 12 – 16g/lần x 2 lần/ngày, uống lúc đói. Nếu dùng thang sắc thì uống 1 thang/ngày; sau khi sắc được nước thuốc, khi thuốc còn nóng, hòa thần sa 6g vào cho tan rồi uống. Kỵ tỏi, la bạc tử, ngư tinh thảo, rượu cao lương.
2.1.4. Châm cứu
– Châm bổ: Nội quan, thần môn, cách du, tâm du, tam âm giao, trung đô. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
– Nhĩ châm: tâm, thần môn, vùng dưới vỏ. thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày
2.2. Thể tâm tỳ lưỡng hư
2.2.1. Chứng hậu
– Mất ngủ, ngủ hay mê
– Hồi hộp, trống ngực
– Hay quên
– Chóng mặt
– Sắc mặt vàng nhợt, mệt mỏi
– Chán ăn
– Tứ chi tê năng
– Chất lưỡi đạm nhạt
– Mạch nhược.
2.2.2. Pháp điều trị: Dưỡng tâm, kiện tỳ, an thần
2.2.3. Phương dược
– Cổ phương: Quy tỳ thang.
Đảng sâm
Bạch truật Hoàng kỳ Táo nhân Mộc hương Đại táo |
15g
15g 15g 12g 10g 12g |
Phục thần
Cam thảo Đương quy Viễn chí Long nhãn Sinh khương |
12g
06g 15g 06g 12g 3 lát |
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần, uống trước ăn 30 phút. Có thể tán bột 10 vị thuốc ở trên, trộn với mật làm hoàn, uống 12 – 16g/ngày với nước sắc sinh khương, đại táo.
2.2.4. Châm cứu:
– Châm bổ: nội quan, thần môn, thái bạch, tâm du, tỳ du, tam âm giao, túc tam lý. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
– Nhĩ châm: tâm, tỳ, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
2.3. Thể đởm khí hư.
2.3.1. Chứng hậu
– Mất ngủ, ngủ hay mê, dễ tỉnh giấc
– Cảm giác sợ hãi, hay giật mình
– Hồi hộp, trống ngực
– Sắc mặt nhợt
– Chất lưỡi nhạt
– Mạch huyền tế.
2.3.2. Pháp điều trị: ích khí trấn kinh, an thần định chí.
2.3.3. Phương dược:
– Cổ phương: An thần định chí hoàn gia giảm.
Phục linh
Nhân sâm Long xỉ Phục thần Dạ giao đằng |
15g
15g 12g 15g 12g |
Viễn chí
Thạch xương bồ Táo nhân sao đen Mẫu lệ |
12g
06g 12g 12g |
Tất cả các vị thuốc sấy khô, tán bột mịn, làm hoàn với mật ong, uống 12 – 16g/lần x 2 lần/ngày. Có thể dùng thang, sắc uoongs1 thang/ ngày, chia 2 lần.
2.3.4. Châm cứu.
– Châm bổ: nội quan, thần môn, tâm du, can du, cách du, đởm du, thái xung, tam âm giao. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
– Nhĩ châm: tâm, đởm, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
2.4. Thể thận âm hư.
2.4.1. Chứng hậu
– Mất ngủ, ngủ hay mê, hay quên
– Hoa mắt chóng mặt, ù tai
– Lưng gối đau mỏi
– Di tinh, mộng tinh
– Đại tiện phân táo
– Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng
– Mạch trầm nhược.
2.4.2. Pháp điều trị: tư bổ thận âm, giao thông tâm thận
2.4.3. Phương dược:
– Cổ phương: Lục vị địa hoàng hoàn hợp Giao thái hoàn
Thục địa
Sơn thù Bạch linh Hoàng liên |
320g
160g 120g 120g |
Hoài sơn
Trạch tả Đan bì Nhục quế |
160g
120g 120g 40g |
Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 8 – 12g/lần x 2 – 3 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
2.4.4. Châm cứu.
– Châm bổ thái khê, thận du, nội quan, thần môn, tam âm giao. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
– Nhĩ châm: tâm, thận, thần môn, vùng dưới vỏ. Thời gian 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
2.5. Thể vị bất hòa.
2.5.1. Chứng hậu:
– Các triệu chứng thường xảy ra sau ăn nhiều
– Mất ngủ, ngủ không yên
– Bụng căng tức, đau, khó chịu, ợ hơi
– Đại tiện không thỏa mái
– Rêu lưỡi dày
– Mạch hoạt.
2.5.2. Pháp điều trị: tiêu đạo, hòa vị, hóa đàm.
2.5.3. Phương dược.
– Cổ phương: Bảo hòa hoàn.
Thần khúc
Sơn tra Phục linh Bán hạ chế |
80g
240g 120g 120g |
Trần bì
Liên kiều La bạc tử |
40g
40g 40g |
Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20p, uống trong ngày.
2.5.4. Châm cứu:
– Châm tả trung quản, thiên khu, phong long, tỳ du, vị du, túc tam lý, châm bổ nội quan, thần môn, tam âm giao. Thời gian: 15 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
– Nhĩ châm: tỳ, vị, giao cảm. Thời gian: 20 – 30 phút/lần x 1 lần/ngày.
- Chăm sóc và phòng bệnh
– Xoa bóp – bấm huyệt: hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phương pháp xoa bóp bấm huyệt cục bộ hoặc toàn than có tác dụng tạo cảm giác tư thái nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
– Khí công – dưỡng sinh: hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể hang ngày phù hợp với từng gười có tác dụng giúp tinh thần thư thái, cơ thể khỏe mạnh. Từ đó giúp làm tăng thời lượng và chất lượng giấc ngủ cho người cao tuổi.
– Thầy thuốc cần khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động xã hội hoặc các công việc gia đình hàng ngày, tránh tình trạng nhàn dỗi quá mức, thường dẫn đến hiện tượng ngủ gà vào ban ngày, mất ngủ vào ban đêm.
– Ngoài ra, thầy thuốc nên hướng dẫn người cao tuổi sử dụng một số món ăn – bài thuốc có tác dụng an thần, giúp phòng chống bệnh mất ngủ như: Thảo quyết minh sao đen, Tâm sen sao vàng, Trà hoa nhài, Lá vông, hòe hoa…
* Tóm lại: mất ngủ là tình trạng giảm cả về thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Mất ngủ gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải vào ngày hôm sau, ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Trong điều trị và phòng bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc an thần, cần chú ý đến luyện tập thể dục thể thao, điều chỉnh các chế độ sinh hoạt hàng ngày (phát huy những thói quen tốt, loại bỏ những thói quen không có lợi cho sức khỏe), điều trị các bệnh toàn thân có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Chăm sóc giấc ngủ và phòng chống bệnh mất ngủ là việc rất quan trọng, góp phần nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.
- Ứng dụng điều trị tại phòng khám YHCT Hội Đông y tỉnh
Tại phòng khám YHCT củ Hội Đông y tỉnh bệnh nhan đến khám và điều trị về bệnh lý mất ngủ được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xác định nguyên nhân bệnh. Các phương pháp điều trị như sau:
- Dùng thuốc:
– Thuốc sắc uống: theo lý luận YHCT
– Trà Thanh tâm- An miên dạng túi lọc
- Châm cứu- Xoa bóp bấm huyệt
- Laser nội mạch: chỉ định cho các trường hợp mất ngủ do suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não.