Lương y Nguyễn Hữu Hưởng – nguyên nhà giáo, người cựu chiến binh

Thị trấn Lim sôi động nhộn nhịp của một đô thị ngay gần thành phố Bắc Ninh, nói đến thị trấn Lim thì người ta nghĩ ngay đến Hội Lim, lễ hội mà đầu tháng Giêng hàng năm du khách nườm nượp đổ về đây để dự hội, hội của những làn điệu dân ca quan họ được cất lên mang sắc thái của cả một vùng dân ca quan họ Bắc Ninh. Ở đây còn ghi nhận thầy thuốc Đông y nổi lên trong vùng  chuyên chữa cho chị em phụ nữ khó sinh đẻ (VÔ SINH HIẾM MUỘN) bằng các bài thuốc gia truyền. Rất nhiều người trong vùng và tỉnh khác biết đến, đó là lương y Nguyễn Hữu Hưởng.

Lương y Nguyễn Hữu Hưởng sinh năm 1956, tại thị trấn Lim, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình có truyền thống làm nghề thuốc chữa bệnh. Ông là đời thứ 5 của dòng tộc họ Hữu. Cụ tổ là cụ Nguyễn Hữu Quế sinh năm 1850. Đã theo học lương y và học các sách làm nghề thuốc, sau đó truyền cho con là cụ Nguyễn Hữu Quang sinh năm 1875, cụ Quang truyền lại cho con là: cụ Nguyễn Hữu Sách sinh năm 1905. Cụ sách truyền lại cho con là cụ Nguyễn Hữu Nắm sinh năm 1931. Cụ là lương y và thương binh chống Pháp, cụ mất năm 2005. Cụ Nắm chính là bố đẻ ông Nguyễn Hữu Hưởng. Từ nhỏ ông đã cùng với cha đi thu hái và chế các loại thuốc, được các cụ giảng giải cho về y lý và y thuật trong khám chữa bệnh, đặc biệt là các bài thuốc chữa về phụ nữ, bệnh lý về rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai, sau đẻ sót rau, mất sữa. Năm 1974, ông thi đỗ Đại học sư phạm, cũng như các thanh niên thời đó đang thời kỳ chiến tranh, ông gác bút nghiên lên đường tòng quân bảo vệ Tổ Quốc. Nhập ngũ tháng 10/1974, sau đó vào Nam chiến đấu thuộc đơn vị C18-E141-F3 tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cùng các đơn vị giải phóng các tỉnh: Bình Định, Ninh Thuận, Bà Rịa Vũng Tầu và đảo Cần Giờ, Miền Nam hoàn toàn giả phóng, thống nhất đất nước. Sau giải phóng ông trở về tiếp tục học Đại học sư phạm Việt Bắc. Sau khi tốt nghiệp ông được biên chế về dậy trường bổ túc văn hóa PTTH. Năm 1992, để giữ nghề gia truyền của gia đình dòng tộc, ông quyết định nghỉ chế độ, trở về quê hương để tiếp tục công việc khám chữa bệnh của người cha. Năm 1998, ông tham gia Hội Đông y của huyện, đồng thời để bổ xung kiến thức về Đông y ông theo học lớp Đông y cơ bản do Hội Đông y tỉnh tổ chức. Với kiến thức được trang bị thêm cùng với các bài thuốc gia truyền của gia đình dòng tộc, hiệu quả chữa bệnh được tăng lên. Nhất là các bệnh hiếm muộn, bệnh đó ngày nay đang chiếm tỉ lệ khá là cao của các đôi vợ chồng. Việc chữa trị cho bệnh này nhiều khi cũng vô cùng tốn kém. Có những cặp vợ chồng lấy nhau nhiều năm không có con, đi chữa hết đây cùng đó, rồi đi bệnh viện, mỗi đợt tốn cả trăm triệu đồng mà cũng vẫn không được. Đến với ông để chữa trị, ông khám bệnh hỏi han tỉ mỉ quá trình bệnh lý, kinh nguyệt của người vợ, khả năng sinh lý của người chồng, từ đó lên kế hoạch chữa trị. Sau vài ba đợt, liệu trình bằng bài thuốc của ông, cùng với sự điều hành chỉ đạo của việc sinh hoạt vợ chồng, từ các nơi điện thoại báo về rằng báo cáo với thầy là con đã đậu thai, để giữ được thai tốt cần sử dụng thêm vài loại thuốc nữa. Niềm vui của những cặp vợ chồng hiếm muộn khi trở dạ sinh hạ được con cái thì không có niềm vui nào lớn hơn, Họ điện báo, chụp ảnh gửi đến cho ông, rồi mang quà đến biếu ông. Trong sổ ghi chép của ông dầy đặc những cặp vợ chồng đã chữa được với những địa chỉ ở khắp nơi trong nước, cùng số điện thoại với lời viết rất xúc động để cảm ơn ông. Ông kể cho tôi nghe vài cặp vợ chồng có những điểm đặc biệt mà ông không bao giờ quên được. Đó là chị Nguyễn Thị Thanh 27 tuổi ở có chồng là Nguyễn Văn Toàn 30 tuổi quê ở Hiệp Hoà, Bắc Giang lấy nhau đã 5 năm không đậu được thai. Đi chữa trị rất là nhiều nơi, ống nhiều loại thuốc. Đi bệnh viện 2 lần thụ tinh UVF nhưng không được, nghe giới thiệu đến với ông Nguyễn Hữu Hưởng sau 5 tháng điều trị đã có chửa sinh hạ 1 cháu trai kháu khỉnh. Gia đình đã mang tiền và lễ đến để hậu tạ, song ông không nhận tiền mà chỉ nhận lễ. Ông nói: nghề thuốc không chỉ là về thuốc mà còn là cái tâm, phải giữ được cái tâm thì nghề mới trọng mới bền vững. Bài thuốc gia truyền của ông rất có hiệu quả tuy nhiên để được công nhận thì còn nhiều lý do khác. Để việc chữa bệnh đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, ông lại tiếp tục tham gia lớp học đào tạo Y sĩ YHCT do Hội Đông y tỉnh phối hợp với Trường Trung cấp y tế Trung ương tổ chức. Ông kể: ông là một trong những người nhiều tuổi nhất lớp (gần 70 tuổi) lại nguyên là thầy giáo dậy cấp 3 cùng học với các cháu tuổi mới hết PTTH nhưng cũng rất hòa đồng và vui vẻ. Tốt nghiệp ông được cấp bằng Y sĩ YHCT, sau 12 tháng thực hành bệnh viện thì giờ đây ông được Sở y tế cấp chứng chỉ hành nghề. Cầm được chứng chỉ hành nghề trên tay gương mặt ông toát lên sự vui mừng khôn tả, điều mà các thầy thuốc muốn được chữa bệnh thì ai cũng cần phải có, nếu không muốn bị vi phạm về pháp luật.

Lương y Nguyễn Hữu Hưởng, dù ông đã có bằng Y sĩ YHCT nhưng trong bài viết này, kể cả khi trò chuyện tôi vẫn gọi ông là lương y, nó bao hàm cho cả bằng cấp của ông và cả về nghề gia truyền của gia đình dòng tộc ông. Ông không chỉ là nhà thuốc, ông còn là nhà giáo, là cựu chiến binh. Trong cuộc đời phong ba của ông, ông vẫn giữ được nét truyền thống của gia đình, giầu long nhân ái chữa bệnh cho mọi người. Đối với Hội Đông y ông cũng là người nhiệt huyết  trong công tác hội, trong các phong trào của huyện hội và tỉnh hội, ông tích cực tham gia công tác từ thiện nhân đạo và ủng hộ cho các hoạt động từ huyện hội cho đến tỉnh hội. Sắp tới  ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, sau đó là ngày thành lập Quân Đội nhân dân Việt Nam 22/12, tôi kính chúc ông một lương y, một nhà giáo, một cựu chiến binh sức sức khỏe tốt, tràn đầy niềm vui hạnh phúc, mang đến sức khỏe và niêm vui hạnh phúc cho những gia đình hiếm muộn, mang tình thần của người hội viên Đông y cho các thế hệ hội viên khác noi theo.

Thị trấn Lim, tháng 10/2023

Lâm Nguyễn


XEM THÊM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed