Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại Hội Đông y tỉnh

Ngày 18 tháng 10 năm 2023, tại Trường chính trị Nguyễn Văn Cừ, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao chất lượng phổ biến kiến thức nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bắc Ninh” Tại cuộc Hội thảo này, Hội Đông y tỉnh gửi đến bài tham luận về công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về vai trò của YHCT . Sau đây ban biên tập xin giới thiệu toàn bộ nội dung bài tham luận của Hội Đông y tỉnh.

  1. Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe

Truyền thông Giáo dục sức khỏe (GDSK) cũng giống như giáo dục chung, đó là quá trình tác động nhằm thay đổi kiến thức, thái độ và thực hành của con người. Phát triển những thực hành lành mạnh theo ý muốn, mang lại tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được cho con người. GDSK cung cấp các kiến thức mới làm cho đối tượng được giáo dục hiểu biết rõ hơn các vấn đề sức khỏe bệnh tật, từ đó họ có thể nhận ra các vấn đề sức khỏe bệnh tật liên quan đến bản thân, gia đình, cộng đồng nơi họ đang sinh sống, dẫn đến thay đổi tích cực giải quyết các vấn đề bệnh tật sức khỏe. Có thể nhận thấy rằng định nghĩa này nhấn mạnh đến 3 lĩnh vực của giáo dục sức khỏe là: Kiến thức của con người về sức khỏe Thái độ của con người về sức khỏe Thực hành của con người về sức khỏe. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) nêu rõ: Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe con người bao gồm: xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, môi trường và sinh học. Giáo dục sức khỏe được dùng những phương pháp và kỹ thuật học thích hợp để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho mọi người thông qua một loạt quá trình được sử dụng để thay đổi những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe. GDSK không chỉ là cung cấp thông tin một chiều mà là quá trình tác động qua lại hai chiều và hợp tác giữa người giáo dục sức khỏe với đối tượng được giáo dục sức khỏe. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự học, quá trình đó diễn ra thông qua sự nổ lực của người học (đối tượng được giáo dục sức khỏe) với sự giúp đỡ, tạo ra hoàn cảnh thuận lợi của người dạy. Người làm công tác giáo dục sức khỏe không chỉ dạy cho học viên của mình mà còn học từ học viên của mình. Thu nhận thông tin phản hồi là vấn đề hết sức quan trọng mà người làm công tác giáo dục sức khỏe cần phải hết sức coi trọng, để kịp thời điều chỉnh bổ sung những thông tin thiếu sót làm cho các chương trình giáo dục sức khỏe thêm sinh động và thu hút sự quan tâm của cộng đồng. GDSK không chỉ là cung cấp các thông tin chính xác, đầy đủ về sức khỏe bệnh tật mà còn nhấn mạnh đến các yếu tố khác ảnh hưởng đến hành vi sức khỏe con người như: nguồn lực hiện có, môi trường sống, ảnh hưởng môi trường lao động việc làm, yếu tố hổ trợ xã hội, kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe…Vì thế GDSK sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để giúp cho mọi người hiểu được hoàn cảnh riêng của họ và chọn các hành động bảo vệ, tăng cường sức khỏe phù hợp. Cũng từ định nghĩa trên cho thấy giáo dục sức khỏe là một quá trình nên cần tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài bằng nhiều biện pháp khác nhau chứ không phải là một công việc có thể làm một lần là xong. Vì vậy, để thực hiện công tác giáo dục sức khỏe chúng ta phải có sự đầu tư tài lực, vật lực, nhân lực thích đáng, hết sức kiên trì thì mới đem lại hiệu quả cao. Truyền thông giữ một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Đó là điều quan tâm hàng đầu của ngành y tế,

  1. Vai trò của công tác truyền thông GDSK về YHCT

Việt Nam có nền y dược cổ truyền lâu đời, phong phú. Y dược cổ truyền Việt Nam bao gồm y học dân gian của các dân tộc Việt Nam và y học cổ truyền trong hệ hàn lâm. Y dược cổ truyền Việt Nam có nhiều đóng góp to lớn trong bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân cũng như phòng và chữa bệnh. Nhiều danh y đã để lại những tác phẩm Đông y nổi tiếng không chỉ về y học mà còn tổng hợp nhiều vị thuốc, cây thuốc và bài thuốc độc đáo. Đặc biệt, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến, y dược cổ truyền Việt Nam đã luôn luôn chú trọng đến công tác kế thừa, chọn lọc ứng dụng, bảo tồn nhằm phát huy giá trị của y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng luôn quan tâm đến sự phát triển của nền y học cổ truyền nước nhà, đã ban hành nhiều chủ trương chính sách để củng cố và phát triển hệ thống y dược cổ truyền. Đặc biệt, sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW (ngày 4-7-2008) của Ban Bí thư về phát triển nền đông y Việt Nam và Hội đông y Việt Nam trong tình hình mới, đến nay nhận thức về vai trò, vị trí của y dược cổ truyền Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân đã được nâng lên. Hệ thống quản lý và khám, chữa bệnh y dược cổ truyền được xây dựng, củng cố, kiện toàn theo từng cấp; mạng lưới khám chữa bệnh y dược cổ truyền bao phủ rộng từ trung ương đến địa phương; nguồn nhân lực cán bộ, y bác sĩ, lương y được tăng cường về số lượng và chất lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền được đẩy mạnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y học cổ truyền tại các cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư, nâng cấp và xây dựng mới, bước đầu đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Công tác quản lý hành nghề đông y được quan tâm ở các cấp. Hoạt động của các cấp hội đông y đã có những đóng góp quan trọng và hiệu quả. Hội đông y các cấp có nhiều hoạt động tích cực trong vận động, tập hợp, động viên những người làm nghề y dược cổ truyền dân tộc cống hiến tài năng, kinh nghiệm vào công tác phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, việc nuôi trồng, chế biến, sử dụng dược liệu, nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực y dược cổ truyền bước đầu đã được quan tâm và đầu tư; coi trọng hoạt động kế thừa, bảo tồn các bài thuốc quý, hợp tác quốc tế về y, dược cổ truyền được mở rộng. Để tăng cường công tác thừa kế và phát huy phát triển nề YHCT Việt Nam, phát triển hội Đông y Việt Nam thì việc tuyên truyền về vai trò của YHCT trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân và tuyên truyền về đường lối phát triển nền YHCT Việt Nam là rất cần thiết.

  1. Công tác truyền thông GDSK của Hội Đông y tỉnh
    Một hoạt động đào tạo bồi dưỡng kiến thức YHCT tại Hội Đông y tỉnh

Nhận thức rõ về vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đặc biệt về lĩnh vực y học cổ truyền, ngay từ khi tái lập tỉnh Hội Đông y đã luôn chú trọng về công tác truyền thông. Hội đã mở nhiều lớp tập huấn về chuyên môn kỹ thuật, nhiều khóa đào tạo bồi dưỡng về YHCT cho các hội viên, các lương y. Hội phát hành bản tin Đông Y Bắc Ninh hàng năm với các nội dung như: phổ biến kiến thức, kinh nghiệm chữa bệnh và các bài thuốc thừa kế trong nhân dân. Các chương trình tổ chức đều được đông đảo cá hội viên tham gia, nhiều bài thuốc hay, gia truyền, phương pháp chữa bệnh gia truyền được các hội viên đóng góp phổ biến. trong phương pháp truyền thông hội còn trú trọng phổ biến kiến thức chữa bệnh bằng các bài thuốc và phương pháp dân gian chữa bệnh cho người dân như các bài thuốc Nam sẵn có chữa bệnh về Đại tràng, dạ dầy, viêm gan, sỏi thận v.v… các phương pháp dân gian như xông hơi, xoa bóp, đánh cảm… theo phương châm “thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ”, “thầy nhà, thuốc vườn”.

Thực tế về công tác truyền thông giáo dục hiện nay: có nhiều hình thức truyền thông nhưng hiện nay kênh truyền thông chính của Hội Đông y tỉnh chủ yếu là website và bản tin Đông y Bắc Ninh ra 1 năm 2 kỳ. Thông qua 2 hình thức này Hội đi sâu vào các mặt như sau:

  • Công tác truyền thông giáo dục chính trị tư tưởng: đây là nhiệm vụ trọng tâm và đầu tiên của Hội: thông qua việc truyền thông giáo dục chính trị tư tưởng cho các hội viên thực hiện đngs đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, đặc biệt là tuyên truyền cho các hội viên thực hiện đúng pháp luật về luật khám chữa bệnh liên quan đến hành nghề y dược tư nhân.

Thông qua truyền thông lãnh đạo hội cũng phổ biến về các Nghị quyết của Hội từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh để các hội viên nắm được. ngoài ra Hội luôn đưa tin phản ánh về các hoạt động của Hội kịp thời qua trang website của hội.

  • Công tác Truyền thông về các nghiên cứu ứng dụng khoa học của các hội viên về YHCT: Hội đã lựa chọn những đề tài nghiên cứu khoa học về các bài thuốc, các phương pháp chữa bệnh của YHCT tiêu biểu co giá trị cao để đăng tải lên Bản tin và website cho các hội viên xem và áp dụng.
  • Công tác về phổ biến các kinh nghiệm chữa bệnh về thừa kế: hội vận động các hội viên là lương y giỏi có nhiều kinh nghiệm chữa bệnh truyền bá kiến thức, cống hiến các bài thuốc hay, các kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân để các hội viên trẻ học tập.
  • Truyền thông về các dược liệu và chế phẩm do hội viên ứng dụng và sản xuất có hiệu quả: trong chữa bệnh bằng đông y thì dược liệu vị thuốc, chế phẩm làm thuốc giữ vai trò lớn trong điều trị bệnh. Việc kết hợp các thức sản xuất bào chế theo phương pháp cổ truyền thì ngày nay cũng cần ứng dụng các thiết bị máy móc hiện đại để sản xuất các loại thuốc đông đảm bảo được tính hiện đại nhưng vẫn giữ được bản chất của YHCT. Đã có nhiều loại chế phẩm do tỉnh hội nghiên cứu sản xuất và các thầy thuốc lương y được giới thiệu (có gần 30 loại chế phẩm)
  • Truyền thông về công tác đào tạo và bồi dưỡng cho các hội vên và học viên có nhu cầu. Công tác đào tạo bồi dưỡng cũng là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh hội. Có nhiều loại hình đào tạo bồi dưỡng hoặc liên kết đào tạo. Thông qua truyền thông mà các hội viên nắm được các nội dung đào tạo để tham gia.
  • Truyền thông giới thiệu về các thầy thuốc, lương y tiêu biểu có nhiều đóng góp cho hoạt động hội và nền y học của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh là nơi hội tụ nhiều các thầy thuốc Đông y giỏi có tiếng và thu hút nhiều bệnh nhân trong và ngoài tỉnh về chữa trị. Việc giới thiệu các thầy thuốc có uy tín và tiêu biểu để người dân biết được để dễ cho việc liên hệ thăm khám. Ngoài ra còn giới thiệu các thầy thuốc đã và đang làm lãnh đạo hội có nhiều công lao đóng góp cho sự phát triển hội.
  • Hội còn tạo riêng về 1 chuyên mục thơ ca hò vè, văn xuôi, tâm sự nghề nghiệp, tạo diễn đàn cho các hội viên chia sẻ gọi đó là chuyên mục Hội quán.
  1. Hiệu quả của công tác truyền thông hội Đông y tỉnh
  • Các hội viên thực hiện đúng các đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Nhiều hội viên đã tham gia học tập lấy bằng cấp để được cấp chứng chỉ hành nghề (có khoảng 30 hội viên tham gia học đã được cấp, 50 hội viên đang tích cực học tập).
  • Các đề tài nghiên cứu về YHCT được lựa chọn giới thiệu trên tạp chí và website được phổ biến và áp dụng rộng rãi có hiệu quả như các đề tài nghiên cứu về bài thuốc điều trị Hội chứng ruột kích thích, bài thuốc gia truyền thừa kế: Vị linh đan điều trị bệnh viêm loét dạ dầy- hành tá tràng được các hội viên áp dụng và hiệu quả cao.
  • Các kinh nghiệm chữa bệnh về sỏi mật, sỏi thận, bệnh lý đau thần kinh, xương khớp thoát vị đĩa đệm… của các lương được đưa ra sôi nổi thảo luận.
  • Việc đào tạo bồi dưỡng được phát huy đã có 12 lớp bồi dưỡng kiến thức về Đông y được tổ chức hàng năm, được nhiều hội viên tham gia. Đặc biệt là phối hợp với trường trung cấp y tế mở 3 khóa đào tạo Y sĩ YHCT được hơn 100 học viên tham gia, nó có ý nghĩa rất lớn là các thầy thuốc đông y được đào tạo có bằng cấp và sau đó có đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật. Điều quan trọng hơn nữa là góp phần tạo ra nguồn lực về Y học cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
  • Thông qua truyền thông để các hội viên biết về các hoạt động của hội và ý nghĩa của việc tham gia tổ chức hội các hội viên đề tích cức tham gia các hoạt động tạo nên sự cuốn hút …từ đó đã có rất nhiều hội người tham gia xin gia nhập hội. Hàng năm đề có từ 30 đến 50 hội viên xin gia nhập hội cho đến nay hội đã có 706 hội viên. Tổ chức hội cũng được kiện toàn chặt chẽ từ cấp tỉnh về đến cấp huyện và xã. Với những hoạt động về công tác truyền thông bằng tạp chí và website của Hội Đông y tỉnh Bắc Ninh đã được các tỉnh đánh giá rất cao, bởi vì cũng rất tít tỉnh làm được. Hàng năm Hội đều được cấp Trung ương hội và UBND tỉnh đánh giá cao vè biểu dương khen ngọi Bằng khen về công tác hội.
  1. Bài học kinh nghiệm về công tác truyền thông
  • Để thực hiện tốt công tác truyền thông đòi hỏi đầu tiên là lãnh đạo hội nhận thức rõ về vai trò của công tác truyền thông giáo dục sức khỏe
  • Người làm truyên thông phải tâm huyết, dành nhiều thời gian để nghiên cứu tìm hiểu nội dung và viết bài
  • Người làm truyên thông phải có kiến thức về lĩnh vực mình truyền thông
  • Nội dung truyền thông phải đi đúng ý nghĩa cho các đối tượng và được đông đảo hội viên tham gia.
  • Được sự quan tâm của các cấp chính quyền đặc biệt là được cấp kinh phí cho hoạt động truyền thông.

Bs Nguyễn Văn Lâm

 

 


XEM THÊM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed