ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược đặc biệt quý hiếm có tên khoa học là Ophiocordyceps sinensis. Loại dược liệu này là sự kết hợp kỳ diệu giữa côn trùng và thực vật. Bản chất của đông trùng hạ thảo là một loại nấm có tên Ophiocordyceps Sinensis (thuộc nhóm nấm Ascomycetes). Loại nấm này sống ký sinh trên thân của ấu trùng bướm Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu tự nhiên chứa nhiều dinh dưỡng.

Quá trình hình thành của đông trùng hạ thảo vô cùng đặc biệt, mùa đông ấu trùng sâu non bị nhiễm nấm Cordyceps Sinensis trong quá trình ngủ đông dưới lòng đất. Lúc này chúng không lớn lên được nữa. Nấm sẽ hấp thụ hết chất dinh dưỡng từ bên trong cơ thể ấu trùng và phát triển theo dạng sợi. Theo thời gian, sợi nấm sẽ phát triển mạnh mẽ, xâm chiếm toàn bộ vật chủ và hút hết các dưỡng chất có trong xác trùng suốt mùa đông. Đến mùa hè, nấm sẽ thoát ra khỏi xác sâu và vươn lên khỏi mặt đất, phát triển thành đông trùng hạ thảo.

Đông trùng hạ thảo được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, nhất là khu vực vùng núi và cao nguyên ở Tây Tạng, Bhutan, Quế Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên, Thanh Hi, Cam Túc

Đông trùng được dùng nhiều trong y học như một nguyên liệu quý hiếm, bổ dưỡng, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, giá thành của loại dược liệu này này tương đối cao.

Phân loại đông trùng hạ thảo

Phân loại theo nguồn gốc

2 loại là sản phẩm tự nhiên và nhân tạo với sự chênh lệch về giá cả và dược tính.

  • Sản phẩm tự nhiên: Đông trùng hạ thảo mọc tự nhiên trên các cao nguyên ở Trung Quốc có chứa hàm lượng dưỡng chất vô cùng cao. Giá cả cũng vô cùng đắt đỏ, dao động khoảng 1,5-2 tỷ/kg.
  • Sản phẩm nhân tạo: Nấm được nuôi cấy trên cơ thể ấu trùng nhộng tằm hoặc trên các chất như vỏ trứng, đậu xanh, ngô, gạo,… và thu hoạch nấm. Giá thành của sản phẩm đa dạng rơi vào khoảng từ 40-55 triệu đồng/kg khô.

Phân loại theo trạng thái

Gồm đông trùng hạ thảo tươi hoặc phơi sấy khô, mỗi loại có đặc điểm và cách sử dụng khác nhau, cụ thể:

  • Trùng hạ tươi: Đông trùng được khai thác chưa quá một tháng, bảo quản trong nhiệt độ thấp có mùi thơm đặc trưng của nấm. Sản phẩm này có chứa hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao.
  • Trùng hạ sấy khô: Được xử lý nhiệt phân bằng cách phơi sấy khô giúp quá trình bảo quản được tốt hơn. Sản phẩm có mùi tanh nồng, hàm lượng dưỡng chất đạt khoảng 98% so với sản phẩm tươi, có thể dùng tối đa 3 năm.

Phân loại theo hình thái

Đông trùng hạ thảo có thể ở dạng nguyên con hoặc được bào chế theo nhiều dạng chế phẩm khác nhau.

  • Nguyên con: Giữ nguyên hình dáng của đông trùng gồm phần thân và sợi nấm. Loại này có giá rất cao, được dùng để ăn sống, sắc thuốc hoặc hầm canh.
  • Dạng bột: Được nghiền nhuyễn thành dạng bột mịn, thường dùng để nấu cháo hoặc pha trà.
  • Dạng nước: Chiết xuất dạng nước có thể kết hợp với nhiều thành phần khác nhau và đóng thành chai, dùng để uống trực tiếp.
  • Dạng viên: Là dạng bột mịn nhưng được bào chế thành dạng viên nang cho dễ sử dụng và bảo quản.
  • Dạng trà túi lọc: Sản phẩm được đóng thành trà túi lọc dùng để pha trà uống hàng ngày.

Tác dụng của Đông trùng hạ thảo:

Theo Y học cổ truyền, sản phẩm này có vị ngọt, tính ấm, có tác động vào các kinh Thận, Phế, giúp bổ phế, ích can thận, dưỡng huyết, bổ dưỡng tạng phủ, tiêu đàm, bồi bổ cơ thể…thường được dùng để điều trị các bệnh như: Yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, hen suyễn, viêm phế quản, ho lâu ngày, ho ra máu, tiểu đường, đau nhức xương khớp, cơ thể suy nhược, Tăng cường hệ miễn dịch

  • Giảm cảm giác mệt mỏi
  • Làm chậm quá trình lão hóa
  • Tăng cường sức khỏe tình dục
  • Cải thiện chức năng não bộ
  • Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Hỗ trợ điều trị bệnh thận mãn tính

Đối tượng nên và không nên sử dụng

Đối tượng nên sử dụng

  • Người cao tuổi có các dấu hiệu như hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ.
  • Phụ nữ muốn cải thiện làn da, vóc dáng, kéo dài nét thanh xuân và tươi trẻ trên làn da.
  • Nam giới muốn sử dụng để tăng cường thể lực, cải thiện chức năng sinh lý, bồi bổ chức năng gan thận.
  • Người có khối u trong cơ thể.
  • Người vừa ốm dậy, thể lực yếu, cơ thể bị suy nhược.
  • Người bị gầy yếu, còi xương, suy dinh dưỡng.

Đối tượng không nên sử dụng

  • Trẻ em dưới 12 tuổi khỏe mạnh, phát triển bình thường không nên sử dụng sản phẩm này.
  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu không nên sử dụng đông trùng hạ thảo bởi nó có thể làm tăng nguy cơ gây sảy thai.
  • Người trước hoặc sau phẫu thuật cũng không nên sử dụng dược liệu này để tránh các vết thương hở bị chảy máu.

Cách dùng đông trùng hạ thảo

  • Ăn sống
  • Ngâm rượu
  • Ngâm mật ong
  • Nấu thành món ăn
  • Pha trà

Chế phẩm có Đông trùng hạ thảo của Phòng khám Hội Đông y tỉnh:

KHỞI DƯƠNG BN  Lọ 60 viên

Thành phần

Ba Kích

Thỏ ty tử

Đỗ trọng

Kỷ tử

Ngũ vị tử

Sâm cau

Tỏa dương

55mg

25mg

35mg

40mg

25mg

35mg

50mg

Khiếm thực

Dâm dương hoắc

Nhục thung dung

Đông trùng hạ thảo

Cao Ban long

Cao chiết xuất tương đương

 

45mg

45mg

50mg

15mg

15mg

65mg

Công dụng:

– Bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực.

– Làm chậm quá trình mãn dục ở nam giới.

– Chữa các chứng: liệt dương, yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, đau lưng mỏi gối, ù tai, tiểu đêm nhiều lần…

Liều lượng: Uống ngày 4v – 6v, chia 2 lần S – C.

Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ có thai

Bảo quản: Để nơi khô ráo thoáng mát

                                                     Hoài Thu

Theo tạp chí Đông y Bắc Ninh


XEM THÊM

TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT

Tìm hiểu về dược vật là tìm hiểu tác dụng của vị thuốc đối với cơ thể và vận dụng các vị…

CAO BAN LONG (nguyên chất)

Cao ban long hay còn gọi là cao gạc nai hay cao sừng hươu. Sản phẩm có vị ngọt, mặn, tính ấm,……

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed