TÍNH NĂNG DƯỢC VẬT

Tìm hiểu về dược vật là tìm hiểu tác dụng của vị thuốc đối với cơ thể và vận dụng các vị thuốc đã tìm hiểu được phục vụ cho việc chữa bệnh.

Học về dược vật phạm vi học của nó hết sức bao la, rộng lớn. Ở đây tôi xin cùng quý vị hiểu thêm tính năng nói chung của dược vật.

Thưa các quý vị ta thấy học một vị thuốc có khí, vị, công năng, chủ trị, liều lượng, cấm kỵ. Ta cần hiểu là:

  1. Về khí của thuốc:

Có tứ khí là hàn, nhiệt, ôn, lương là những tính chất, những tác dụng của vị thuốc hàn là lạnh, ôn là ấm, nhiệt là nóng, lương là mát (mức độ hàn ít). Bên cạnh tứ khí nêu trên còn có một loại thuốc nó không nghiêng hẳn về lạnh cũng không nghiêng hẳn về nóng người ta gọi là bình.

  1. Về vị có ngũ vị:

Vị là thông qua vị giác của con người để phân biệt tính  chất của thuốc. Ngũ vị là vị chua (hay còn gọi là vị toan), đắng (khổ), cay (tân), ngọt (cam), mặn (hàm), bên cạnh 5 vị thuốc trên còn có một vị là vị nhạt là vị gần như không tên nó chạy theo vị âm nó ủng hộ vị âm, nó chạy theo vị dương nó bổ dương.

Tác dụng của ngũ vị là:

– Vị cay (tân) có tác dụng phát tán và hành khí.

– Vị ngọt (cam) có tác dụng hòa hoãn và bổ dưỡng.

– Vị đắng (khổ) có tác dụng tả hạ và táo thấp.

– Vị chua (toan) có tác dụng thu liễm và cố sáp.

– Vị mặn (hàm) có tác dụng mềm chất rắn và đi xuống.

– Vị nhạt có tác dụng thẩm thấp và thông khiếu.

* Thăng, giáng, phù, trầm của vị thuốc là chỉ về tác dụng của vị thuốc đối với xu thế phản ứng của cơ thể.

– Thăng có nghĩa là thăng đề, hay nói cách khác các loại thuốc thăng phần nhiều dùng trong các chứng khí hư, ỉa chảy, băng lậu….

– Giáng có nghĩa là giáng hạ hay nói một cách khác các loại thuốc giáng phần nhiều dùng trong các chứng bệnh thương nghịch, chóng mặt, ù tai.

– Phù có nghĩa là hướng lên trên và phát tán, nói một cách khác các loại thuốc phù phần nhiều dùng cho các chứng bệnh ngoại cảm phong hàn vì phong nhiệt không có mồ hôi.

– Trầm có nghĩa là đi xuống dưới và tiết lợi hay nói cách khác các loại thuốc trầm phần nhiều dùng trong các trường hợp khí nghịch xông lên, nôn thổ, táo bón.

* Về liều lượng:

Khi sử dụng liều lượng vị thuốc ta nhớ rằng về vị thuốc có tính chất mãnh liệt hoặc hòa hoãn khác nhau, về bệnh có bệnh nặng nhẹ, hoặc cấp khác nhau cho nên trong đơn thuốc người ta phối hợp nhịp nhàng (đối chứng lập phương để phân ra liều lượng quân, thần, tá, xứ).

* Về cấm kỵ trong thuốc:

Trong cuộc sống hàng ngày ta ăn cái gì và ta kiêng ăn cái gì cũng cần nên biết đặc biệt làm nghề thầy thuốc ta càng cần nắm ba khả năng của thuốc là:

  • Tăng cường hiệu lực của thuốc.
  • Hạn chế được tính chất phản ứng của thuốc.

– Làm cho nó không có tác hại đến cơ thể. Mà trong thuốc người ta gọi là 7 quy luật hòa hợp với nhau hay còn gọi là thất tình hòa hợp của vị thuốc.

+ Thất tình đơn hành:  là chỉ có 1 vị thuốc thế mà nó phát huy được tác dụng VD độc Sâm thang.

+ Thất tình tương tu: là một vị thuốc nó đã có hiệu lực mà dùng thêm một vị khác nữa thì tác dụng của thuốc cao vọt như Huyền Sâm với Mạch Môn.

+ Thất tình tương xứ: là 2 vị thuốc có công năng khác nhau nhưng khi sử dụng nó lại xúc tiến lẫn nhau có tác dụng mạnh hơn như Đại Hoàng với Hoàng Liên.

+ Thất tình tương úy (là sợ): 2 vị thuốc cùng dùng chung khì vị này gặp vị kia thì tác dụng nó bị ức chế hay là nó hạ tính chất mạnh, tính chất độc của đối phương. Hoa đỗ ván ức chế được tính chất độc hại của rượu.

+ Thất tình tương ố: 2 vị thuốc dùng chung mà tính năng của vị thuốc này khống chế tính năng của vị thuốc kia: Can Khương với Hoàng Liên.

+ Thất tình tương phản: Sau khi 2 vị thuốc dùng chung phát sinh ra phản ứng kịch liệt gọi là tương phản: bán hạ phản ô đầu.

+ Thất tình tương sát: vị thuốc này khi dùng chung với vị thuốc kia thì tiều trừ được tính độc của đối phương gọi là tương sát. Người bị nở sơn giã mai cua sát ngay vào là khỏi.

Nếu ta không hiểu quy luật thì khi sử dụng dược vật không những không có lợi mà có hại, không làm cho nó khỏi bệnh mà nó làm tăng bệnh lên.

Tóm lại, liêu lượng dùng thuốc và kiêng kỵ khi sử dụng thuốc nêu trên chúng ta cần ghi nhớ, còn tứ khí ngũ vị là sự tổng hợp có tính chỉnh thể mà thăng giáng phù trầm với tứ khí ngũ vị nó quan hệ chặt chẽ không tách rời nhau bởi mỗi vị thuốc đều bao gồm cả 2 mặt khí và vị, tuyệt đối không có thứ nào có khí mà không có vị hoặc có vị mà không có khí. Còn thăng giáng phù trầm lại là phương pháp căn cứ vào khí vị khác nhau để phân biệt đặc tính của mỗi vị thuốc. Nói một cách khác chỉ có thuộc lý luận âm dương mới hiểu được tứ khí ngũ vị thăng giáng phù trầm có phải không các thầy.

 

BÀI THƠ VỀ TÍNH DƯỢC CỦA THUỐC

Nước ta thuốc quý vô cung

Đã mọc khắp chốn lại trồng khắp nơi

Chữa bệnh tốt, bổ ích người

Đắng, cay, mặn, ngọt đủ mùi thơm tho

Muốn làm thầy phải chăm lo

Bốn trăm vị thuốc nhớ cho làu làu

Lập phương mới được nhiệm màu

Ôn, lương, hàn, nhiệt ghi sâu dạ  này.

Phú Hòa ngày 28/03/2024

Lương y Nguyễn Văn Tam

                                                   HỘI VIÊN CHI HỘI PHÚ HÒA- LƯƠNG TÀI

 

 

 

                                                       Nguyễn Xuân Tam

 

 

 


XEM THÊM

CAO BAN LONG (nguyên chất)

Cao ban long hay còn gọi là cao gạc nai hay cao sừng hươu. Sản phẩm có vị ngọt, mặn, tính ấm,……

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Fill out this field
Fill out this field
Vui lòng nhập địa chỉ email hợp lệ.
You need to agree with the terms to proceed